THÀNH THẠO CHIẾN LƯỢC 4P TRONG MARKETING

Mô hình 4P trong marketing từ lâu đã vô cùng nổi tiếng và là một trong những kiến thức cơ bản cốt lõi được hầu hết các doanh nghiệp lớn nhỏ áp dụng hiện nay. Hơn thế nữa, nó còn được các trường đại học trên toàn thế giới đưa vào giáo trình giảng dạy. 4P trong marketing chính là nền móng quan trọng cho khái niệm Marketing Mix hiện nay. Vậy nó có ý nghĩa như thế nào và cũng như làm sao để thực thi nó trong các chiến lược kinh doanh, hãy cùng theo chân QuảngCáoS tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

4p trong Marketing 
4p trong Marketing

Biển quảng cáo phù hợp, bắt mắt không chỉ hấp dẫn khách hàng mà còn tạo điểm nhấn riêng cho doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh,.. Hãy đến với chúng tôi, Công ty TNHH Quảng Cáo & Thương Mại S Việt Nam là đơn vị chuyên thiết kế và thi công các công trình Biển quảng cáo, biển quảng cáo Hải Phòng, Biển Hiệu trên mọi chất liệu, Trang trí Nội – Ngoại thất uy tín hàng đầu.

4P Trong marketing là gì?

Trước khi tìm hiểu về 4P trong marketing thì hãy đảm bảo bạn nắm vững kiến thức và định nghĩa: “Marketing là gì” cùng “Vai trò của marketing để QuangCaoS có thể giúp bạn khai thác nguồn thông tin một cách hiệu quả.

Khái niệm về 4P trong marketing đã xuất hiên từ những năm 1950 và Neil Borden chính là người đã phổ biến những ý tưởng về nó bằng cách dùng các chiến thuật quảng cáo nhằm thu hút người tiêu dùng tìm đến và lựa chọn sản phẩm, dịch vụ của họ. 4P chính là 4 chữ cái đầu tiên của 4 yếu tố cốt lõi trong mô hình marketing: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá). Mức độ đạt được thành công ở việc áp dụng 4P trong marketing sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp bạn.

Product ( Sản phẩm )

Product là nền tảng quan trọng đầu tiên trong mỗi chiến lược marketing của hầu hết các hoạt động kinh doanh. Đây có thể là một dịch vụ vô hay hay một sản phẩm hữu mình nào đó. Đặc biệt là để có thể xác định nên bán những gì thì bạn cần phải tiến hành khảo sát, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng đối với loại sản phẩm, dịch vụ nào, rồi sau đó thực hiện điều chỉnh sản phẩm mà bạn sẽ bán ra thị trường để đáp ứng những nhu cầu đó.

Càng thấu hiểu và đáp ứng được những mong đợi của khách hàng, bạn sẽ có càng nhiều cơ hội để họ mua sản phẩm của bạn, giới thiệu cho bạn bè người thân và lựa chọn quay lại một lần nữa trong tương lai. Nếu như sản phẩm của một doanh nghiệp không tốt, điều đó sẽ đồng nghĩa với việc mọi nỗi lực phát triển của doanh nghiệp đều dẫn đến thất bại.

4p trong Marketing 
4P Trong marketing là gì?

Price ( Giá )

Trong chiến lược 4P, Price chính là chữ P thứ 2 và được hiểu là giá bán của sản phẩm khi đã đến tay người tiêu dùng. Các nhà tiếp thị sẽ cần phải liên kết được giá cả với giá trị thực và cả giá trị cảm nhận của sản phẩm dựa trên chi phí nguyên vật liệu sản xuất, chi phí vận chuyển, nhân công, thiết kế, chi phí mặt bằng, thị phần cung ứng, chiết khấu và giá cả cạnh tranh trên thị trường. Điều quan trọng là phải làm sao để sinh lãi, mức lãi thường có tỷ lệ từ 15-20% tổng giá trị của sản phẩm.

4p trong Marketing 
Price ( Giá )

Nhưng trong một số trường hợp, doanh nghiệp cũng có thể thực hiện tăng hoặc giảm giá thành cho sản phẩm để người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận được với sản phẩm. Đôi khi trong một số thời điểm xác định thì việc chiết khấu hay không thực sự rất quan trọng, lí do ở đây là không phải bất kì doanh nghiệp nào cũng có đủ nguồn lược để thúc đẩy sức bán cho các điểm phân phối.

Và đôi lúc việc giảm giá mang lại cho doanh nghiệp nhiều khách hàng và sản phẩm bán chạy hơn, tuy nhiên nó cũng có thể tạo ấn tượng với người tiêu dùng rằng đây có lẽ là sản phẩm kém so với mức giá ban đầu mà nó thể hiện.

Place ( Địa điểm )

Place (địa điểm) chính là nơi mà khách hàng của bạn có thể đến và mua được sản phẩm, hay còn được gọi là kênh phân phối. Trong một số trường hợp thì địa điểm phân phối có thể sẽ đề cập đến việc đặt mua một sản phẩm cụ thể trong một số cửa hàng định, nhưng nó cũng có thể sẽ đề cập đến việc đặt mua sản phẩm trên các chương trình truyền hình quảng cáo, các trang web nhằm kích thích sự chú ý của người tiêu dùng đến sản phẩm, dịch vụ. Nhưng nhìn chung, hiện nay thì kênh phân phối được chia ra 2 loại chính bao gồm:

Kênh phân phối trực tiếp: Những nhà sản xuất có thể bán trực tiếp sản phẩm của mình cho khách hàng mà không cần thông qua bất kỳ bên trung gian nào cả. Trong trường hợp này thì doanh nghiệp cần có các cửa hàng, đội ngũ bán hàng hoặc website bán hàng,….

Kênh phân phối gián tiếp: Những nhà sản xuất tiến hành phân phối sản phẩm của mình thông qua các bên trung gian như là: Siêu thị, cửa hàng hay nhà hàng,…. Vậy nên nhà sản xuất cần phải đầu tư một nguồn ngân sách lớn vào hoạt động phân phối. Nhược điểm của kênh này là gây khó khăn trong việc kiểm soát các bên trung gian và người tiêu dùng có thể cần phải chi trả một mức giá cao hơn để  có thể nhận được sản phẩm hay dịch vụ,…

Promotion (quảng cáo, xúc tiến)

Promotion chính là chữ P cuối cùng của mô hình 4P trong Marketing. Nó bao gồm tất cả những hoạt động quảng cáo, quan hệ công chúng và các chiến lược khuyến mãi với mục đích đảm bảo hầu hết khách hàng sẽ nhận biết về sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp và để lại được ấn tượng sâu sắc trong nhận thức của khách hàng. Cũng nhờ Promotion mà hoạt động mua – bán được diễn ra nhanh hơn, cũng từ đó mà doanh nghiệp dễ dàng trong việc định vị thương hiệu của mình so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

4p trong Marketing 
Promotion (quảng cáo, xúc tiến)

Trên đây là toàn bộ những nội dung mà chúng tôi đã tổng hợp từ những tài liệu nước ngoài về 4P trong Marketing, hy vọng sau khi đọc bài viết này bạn sẽ có cái nhìn đầy đủ và chi tiết hơn về chiến lược này. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về chủ đề này thì đừng ngần ngại mà nhắn tin ngay cho QuảngCáoS để được giải đáp nhé!

5/5 - (1 bình chọn)

Các Dịch Vụ Quảng Cáo S

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *