Bạn muốn đặt tên cho thương hiệu đồ ăn của bạn? Bạn vẫn đang phân vân không biết cách đặt tên cho thương hiệu đồ ăn của bạn như thế nào cho độc đáo và ấn tượng. Hãy để Quảng Cáo S giới thiệu cách đặt tên thương hiệu đồ ăn qua bài viết dưới đây.
Tại sao cần phải đặt tên cho thương hiệu đồ ăn?
Tạo ấn tượng đầu tiên
Tên thương hiệu là ấn tượng đầu tiên mà khách hàng tiếp xúc, để ý tới và sẽ tạo được ấn tượng mạnh mẽ về thương hiệu đồ ăn của bạn. Bên cạnh đó, cách đặt tên thương hiệu đồ ăn độc đáo, ấn tượng sẽ khơi dậy được sự tò mò, kích thích quan tâm từ phía khách hàng.
Phản ánh đặc điểm và phong cách
Tên thương hiệu còn phản ánh được đặc điểm chính của đồ ăn và phong cách phục vụ giúp khách hàng hiểu rõ hơn được cái giá trị cốt lõi mà bạn đưa vào qua cách đặt tên thương hiệu đồ ăn.
Tạo sự nhận biết, dễ nhớ, dễ gọi
Một tên thương hiệu đồ ăn nên dễ nhớ, dễ gọi tạo sự nhận biết, phân biệt dễ dàng với các đối thủ cạnh tranh. Khi khách hàng có thể nhớ và gọi tên dễ dàng, họ sẽ dễ dàng chia sẻ với người khác và quay lại sử dụng dịch vụ.
Xem thêm: Những mẫu bảng hiệu rửa xe máy phổ biến nhất hiện nay
Những cách đặt tên thương hiệu đồ ăn độc đáo, ấn tượng
Sử dụng tên cá nhân
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn: Sử dụng tên cá nhân
Việc sử dụng chính tên của mình để đặt tên cho thương hiệu đồ ăn có lẽ không còn xa lạ với mọi người. Tuy nhiên chính bởi sự phổ biến mà cách đặt tên này sẽ dễ bị lu mờ trong mắt khách hàng. Chính bởi vậy nên giải pháp đặt ra nếu tên của bạn không có sự đặc biệt chính là làm mới và biến tấu để cái tên đó trở nên độc đáo, dễ nhớ và dễ ăn sâu vào tiềm thức của người tiêu dùng. Một số thương hiệu thành công khi sử dụng tên cá nhân đó là: phở Thìn, bánh mì cô Thắm, cô Ba,….
Đặt tên dễ nhớ, dễ gọi
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn: Đặt tên dễ nhớ, dễ gọi
Trước khi bạn lựa chọn một cái tên thương hiệu đồ ăn hay và ý nghĩa bạn nên nghĩ về “dễ nhớ – dễ đọc – dễ gọi”. Một cái tên dễ nhớ, dễ đọc là một cách tốt nhất để thực khách “nhìn” thấy thương hiệu của bạn, khách hàng có thể nhớ tới, tìm kiếm và giới thiệu cho những người khách một cách dễ dàng. Ví dụ như: Hảo Hảo, Kinh Đô….
Theo sự mô tả đặc trưng sản phẩm
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn: Theo sự mô tả đặc trưng sản phẩm
Sử dụng từ miêu tả chính xác về sản phẩm để làm tên thương hiệu, giúp người tiêu dùng hiểu ngay về loại sản phẩm bạn mang lại. Ví dụ: “Nước Mắm Phú Quốc”, “Bánh Mì Gói Lá Chuối”.
Sử dụng nghệ thuật chơi chữ
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn: Sử dụng nghệ thuật chơi chữ
Nghệ thuật chơi chữ không chỉ là biến tấu về cách phát âm mà còn là sự thú vị về ngữ nghĩa cũng như những thông điệp truyền tải để qua đó hấp dẫn người nghe. Khi nhìn những tên thương hiệu đồ ăn được sử dụng nghệ thuật chơi chữ sẽ gây sự tò mò, kích thích khi không hiểu thông điệp được truyền tải, từ đó khiến khách hàng muốn tìm hiểu sâu và khám phá thương hiệu.
Blog liên quan: Những mẫu bảng hiệu cửa hàng điện nước phổ biến hiện nay
Đặt tên theo địa chỉ, địa danh
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn: Đặt tên theo địa chỉ, địa danh
Sử dụng địa chỉ, địa danh để đặt tên cho thương hiệu đồ ăn mà bạn kinh doanh ở địa chỉ, địa danh đó. Không chỉ sử dụng địa danh mà việc sử dụng số nhà, số ngõ,… để đặt cho tên thương hiệu cũng sẽ tạo sự khác biệt và gây ấn tượng lớn đối với người tiêu dùng.
Đặt tên theo đặc điểm của cửa hàng đồ ăn
Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn: Đặt tên theo đặc điểm của cửa hàng đồ ăn
Phương pháp này rất phù hợp để kinh doanh những dịch vụ ăn uống. Những cửa hàng có sự độc đáo, nổi bật về vị trí, phong cảnh hay khu vực mặt tiền sẽ là một đặc điểm dễ nhận diện đối với khách hàng. Khi ấy chỉ cần lấy đặc điểm đó và đặt tên cho thương hiệu đồ ăn sẽ là giải pháp thông minh.
Có thể thấy, đặt tên thương hiệu đồ ăn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kinh doanh, quảng cáo và marketing. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin về ” Cách đặt tên thương hiệu đồ ăn”. Hãy theo dõi Quảng Cáo S để tìm hiểu thêm những thông tin về quảng cáo hải phòng cùng những bài viết liên quan khác.
Có thể bạn quan tâm: Những mẫu bảng hiệu quán ốc độc đáo, ấn tượng